menu

CÁCH NHẬN BIẾT VÀ XỬ LÝ MỘT SỐ HÌNH THỨC GIAN LẬN PHỔ BIẾN


Công nghệ ngày càng phát triển khiến cho cuộc sống ngày càng thuận tiện hơn rất nhiều, mọi thứ đều được giải quyết qua một vài cái click chuột hoặc một vài thao tác trên màn hình điện thoại. Nhưng công nghệ phát triển cũng có mặt trái khi sự xuất hiện của tội phạm công nghệ ngày càng nhiều và ngày càng tinh vi. Đặc biệt, với những đối tượng thiếu hiểu biết về công nghệ tài chính, tội phạm công nghệ càng dễ có cơ hội tiếp cận, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
 

Hãy cùng điểm qua các hình thức lừa đảo phổ biến để tránh mắc bẫy của những kẻ lừa đảo nhé!
 

1. Lừa đảo qua email


Hacker spyware cybercrime phishing fraud concept


Lừa đảo qua email là hình thức mà kẻ gian mạo danh cán bộ ngân hàng, công ty tài chính để gửi thư đề nghị con mồi cung cấp các thông tin cá nhân như thông tin tài khoản ngân hàng, CMND, mật khẩu… để đăng nhập lại tài khoản đã bị khoá. Hoặc người dùng sẽ nhận được các email đề nghị nhấn vào link gửi kèm để nhận khuyến mãi hoặc quà tặng,… Từ đó, những kẻ này sẽ đánh cắp thông tin cá nhân/tài khoản và thực hiện giao dịch nhằm chiếm đoạt tiền trong tài khoản của người bị hại.
 

Nên: Kiểm tra tính xác thực của đường dẫn trong email bằng cách liên hệ trực tiếp đến ngân hàng, tổ chức tài chính để xác minh. Đồng thời kiểm tra địa chỉ đường dẫn của link trong email có trùng với đường dẫn từ website của ngân hàng hoặc tổ chức tài mình mà mình đang sử dụng. Lưu ý trong bất kỳ trường hợp nào, người dung cũng không nên cung cấp mật khẩu hoặc mã OTP cho người khác, kể cả nhân viên ngân hàng/ tổ chức tài chính khi đang trao đổi qua điện thoại.
 

2. Lừa đảo qua tin nhắn điện thoại


Medium shot suffering teenager being cyberbullied
 

Đây là hình thức lừa đảo đang phổ biến và nhiều người gặp phải nhất hiện nay. Các tin nhắn gửi tới sẽ có đường link giả với nội dung thông báo nâng cấp hệ thống, thông báo trúng thưởng, yêu cầu người dùng truy cập vào các website/đường link giả gần giống như website ngân hàng, tổ chức tài chính. Sau đó tiếp tục yêu cầu nhập tài khoản, mật khẩu OTP giao dịch qua Internet Banking, Mobile Banking. Nếu người dung cung cấp thông tin cá nhân, mật khẩu,… thì kẻ gian sẽ có cơ hội đánh cắp tiền của bạn.
 

Nên: Liên hệ đến ngân hàng, tổ chức tài chính để xác nhân thông tin về nội dung tin nhắn, không cung cấp mật khẩu hoặc mã OTP cho người khác, không nhấn vào đường link khi chưa biết chính xác thông tin.
 

3. Giả mạo đầu số điện thoại


Các đối tượng lừa đảo sẽ sử dụng dịch vụ giả mạo đầu số điện thoại, mạo danh các cán bộ cơ quan chức năng trong các cơ quan thực thi pháp luật hoặc các cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ như Công an, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án, hoặc cán bộ thu tiền điện, tiền nước gọi điện cho người dùng để thực hiện hành vi lừa đảo, gây sức ép, đe dọa người dùng về việc có dính líu đến các vi phạm hình sự để yêu cầu chuyển tiền “hoà giải”.
 

Nên: Yêu cầu thông tin chi tiết về cán bộ cơ quan chức năng đó gửi văn bản trực tiếp hoặc yêu cầu được trực tiếp đến cơ quan chức năng để giải quyết vụ việc. Không tự ý chuyển tiền cho các đối tượng lừa đảo này khi chưa xác minh.
 

Cropped hands placing finger to the identification spot on touchscreen


4. Lừa đảo qua website giả mạo/ mạng xã hội


Đối tượng lừa đảo bằng hình thức này sẽ hack Facebook giả mạo người thân, bạn bè, đối tác cung cấp đường link giả dịch vụ chuyển tiền quốc tế, sau đó nhờ người dùng nhận hộ món tiền hoặc một món hàng, hoặc giả mạo người than để hỏi mượn tiền. Khi người dùng truy cập và nhập thông tin đăng nhập, mật khẩu và OTP kích hoạt dịch vụ vào đường link giả mạo đó, kẻ lừa đảo sẽ nắm được toàn bộ thông tin của người tiêu dùng và tự cài đặt Smart OTP để giao dịch chuyển tiền.
 

Nên: Khi nhận thấy có yêu cầu chuyển tiền từ người thân, bạn bè qua các trang mạng xã hội như Facebook, zalo,… người dùng nên trực tiếp liên hệ đến người yêu cầu để xác minh trước khi thực hiện bất kỳ yêu cầu chuyển tiền nào.
 

5. Lừa đảo qua các trang thương mại điện tử


Các đối tượng lừa đảo sẽ mở các trang cá nhân bán hàng online, order hàng quốc tế, sau đó quảng cáo, rao bán các mặt hàng trên các hội nhóm uy tín. Ngay khi người mua chốt đơn sẽ nhận được yêu cầu chuyển khoản đặt cọc. Sau khi nhận cọc hay được chuyển khoản trước để đặt mua hàng, những kẻ lừa đảo này sẽ không giao hàng hoặc giao hàng giả, chất lượng kém.


Nên: Chọn các trang thương mại điện tử uy tín, chọn hình thức thanh toán trả sau, kiểm tra hàng hóa trước khi nhận hàng.