menu

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TIẾT KIỆM VÀ CẢI THIỆN TÀI CHÍNH CÁ NHÂN?


Sự đầy đủ về vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển hài hòa của xã hội. Ý tưởng rằng nghèo đói là kẻ thù chính của sự tiến bộ đã có từ lâu. Thế nhưng tiền bạc vừa có thể mang lại cho người đó cơ hội, vừa có thể làm mang lại những hệ quả đáng tiếc, khiến người đó lệ thuộc vào những ham muốn tức thời, tham lam và ích kỷ. Do đó, một câu hỏi rất quan trọng – làm thế nào để tiết kiệm tiền để đạt được mức sống mong muốn mà không khiến bản thân lâm vào cảnh nợ nần? Làm thế nào để học cách quản lý tài chính cá nhân?


Dưới đây là 11 lời khuyên quý giá, sau khi đọc bạn sẽ học được cách tiết kiệm tiền, cách phân bổ thu nhập hiện tại và tránh những khoản chi tiêu không cần thiết.


1. Bỏ thói quen xấu


Theo các nghiên cứu khác nhau, khoảng 25% thu nhập hàng tháng được dùng cho các thói quen xấu. Việc hiểu rõ số tiền dành cho một loại chi phí cụ thể và xác định mục tiêu ưu tiên và dài hạn sẽ giúp bạn tiết kiệm được những khoản mua sắm không cần thiết.
 

Financial plan retirement investment diagram concept


Tính toán xem bạn chi bao nhiêu tiền cho những thói quen xấu không cải thiện tình hình tài chính và sức khỏe của bạn. Bằng cách từ bỏ hút thuốc, rượu bia hoặc thực phẩm không lành mạnh (thức ăn nhanh, đồ ngọt hoặc thực phẩm có chất điều vị), bạn có thể tiết kiệm đáng kể và có một lối sống lành mạnh hơn.


2. Tối ưu hóa quy trình cuộc sống và mua hàng


Hãy tưởng tượng bạn sẽ tiết kiệm được bao nhiêu nếu bạn tự pha cà phê thay vì ra quán cà phê mỗi ngày? Điều tương tự cũng áp dụng cho các công việc gia đình khác như tự nấu ăn tại nhà hoặc tự tay sửa chữa các vật dụng trong nhà sẽ rẻ hơn rất nhiều so với việc đặt hàng hoặc thuê người sửa chữa.


Chăm mua những sản phẩm ít được quảng cáo. Như bạn cũng biết, hàng hiệu bao giờ cũng đắt hơn nhưng giá thành của chúng không phải lúc nào cũng tương xứng với chất lượng. Do đó bạn có thể thử những sản phẩm khác, ít quảng cáo nhưng chất lượng tốt.


3. Theo dõi chi phí và thu nhập


Điều quan trọng khi chi tiêu là lập kế hoạch ngân sách. Để biết tiền của bạn được sử dụng vào việc gì mỗi tháng, hãy ghi lại mỗi lần mua hàng của bạn trong một khoảng thời gian. Ban đầu sẽ rất khó khăn, nhưng sau đó bạn sẽ quen với quy trình này và bạn sẽ nhận ra những khoản chi tiêu nào bạn có thể tiết kiệm, những khoản nào không. Để tối ưu việc kiểm soát chi phí, bạn có thể giữ chúng trong bảng excel hoặc dùng 1 phần mềm kế toán tại nhà.


4. Mua những gì bạn cần trước tiên


Khi bạn bắt đầu tách cái quan trọng khỏi cái thứ yếu, bạn sẽ nhận ra rằng có thể tránh được một phần đáng kể việc mua sắm; và đầu tư vào một số việc khác đáng để huy động tiền hơn. Ngày nay các dịch vụ trực tuyến khá phổ biến trong việc tung ra các chương trình giảm giá hoặc cung cấp các phiếu giảm giá cho các dịch vụ và hàng hóa khác nhau. Nếu bạn đang tìm kiếm một dịch vụ cần thiết (ví dụ, các khóa học mát-xa hoặc trang điểm), bạn cảm thấy thật tội lỗi nếu không tận dụng các cơ hội khuyến mãi này và mua chúng. Tuy nhiên, nếu bạn mua mọi thứ khuyến mãi chỉ vì chúng rẻ hơn thì đó là một chứng nghiện. Hãy đầu tư vào những việc quan trọng hơn.


5. Mở tài khoản cá nhân hoặc tiền gửi ngân hàng


Shopping banking accounting webpage text search concept


Một cách tuyệt vời để tiết kiệm tiền là tiết kiệm chúng. Tuy nhiên, giữ tiền trong ống heo ở nhà hoặc trong tủ áo không phải là lựa chọn tốt nhất. Hãy mở một tài khoản tiết kiệm và dành ra một ít từ tiền lương hàng tháng để vào đó. Hiện tại nhiều ngân hàng cung cấp các chương trình khuyến mãi gửi tiền khác nhau trong thời hạn 1 tháng hoặc hơn, bạn có thể tất toán trước hạn khi cần thiết. Bằng cách này, bạn sẽ giải quyết được câu hỏi làm thế nào để hoạch định ngân sách gia đình.


6. Mua các thiết bị tiết kiệm năng lượng


Ở châu Âu, người dân rất cẩn thận trong việc chi tiêu tài nguyên thiên nhiên không chỉ để tiết kiệm tiền cho các tiện ích, mà còn về bảo tồn tài nguyên trên hành tinh và kỷ luật tự giác. Các nhà sản xuất châu Âu là những người đầu tiên đưa ra thị trường những mặt hàng tiết kiệm năng lượng như tủ lạnh, máy giặt, máy rửa bát, … Khi được sử dụng đúng cách, những thiết bị này có thể giảm đáng kể mức tiêu thụ năng lượng và tiết kiệm tiền.


Sẽ rất hữu ích khi bạn có thể lắp bóng đèn tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước khi sinh hoạt,…
 

7. Học cách thanh toán bằng tiền mặt


Thanh toán không dùng tiền mặt giúp bạn không tiếp xúc trực tiếp với người bán hàng, nhưng chúng cũng gây ra rắc rối nhỏ khi bạn không thể ước tính được chi phí thực của việc mua hàng. Ngược lại, khi bạn thanh toán bằng tiền mặt, bạn ý thức hơn về các khoản chi tiêu của mình và thực tế, bạn hiểu thêm về cách tiết kiệm.


8. Mua hàng ở chợ thực phẩm


Hãy tập thói quen mua hàng hóa ở chợ hơn trong siêu thị. Ở chợ, bạn có thể nói chuyện với người bán và trả giá. Ngoài ra, tại chợ, bạn có thể mua nhiều sản phẩm tự nhiên hơn ở siêu thị, nơi chủ yếu là sản phẩm của một số chuỗi bán lẻ nhất định. Mua từ cùng một người bán, bạn có thể được giảm giá liên tục và hàng hóa đảm bảo chất lượng mới.


9. Lập kế hoạch mua sắm


Trước khi mua sắm, hãy lập một danh sách những thứ cần thiết mà bạn cần để tránh mua hàng một cách bốc đồng. Nếu không quen dùng giấy note, bạn có thể sử dụng các ứng dụng di động nhằm mục đích nhanh chóng tổng hợp danh sách mua sắm và tạm tính chi phí mua sắm. Với một công cụ như vậy, quá trình mua sắm sẽ giảm đi nhiều lần, và bạn chắc chắn sẽ không mua một đôi giày hoặc chiếc quần jean thứ ba không cần thiết.


10. Thanh lý những thứ không cần thiết


Định kỳ dọn sạch các đồ dùng không sử dụng trong tủ quần áo của bạn. Điều này có nghĩa là trước khi bạn định mua một chiếc váy mới, hãy bỏ đi chiếc váy cũ không dùng tới nữa. Loại bỏ những thứ cũ kỹ sẽ giúp bạn xóa sạch các năng lượng xấu tích tụ, ngăn cản bạn phát triển và đi tiếp. Thêm vào đó – bạn sẽ học cách lý trí hơn về các quyết định mua mới.


11. Tiết kiệm tiền điện nước và thông tin liên lạc di động


Đây là những tiết ích thiết yếu trong gia đình, vì vậy hãy cố gắng tiết kiệm điện nước nhiều nhất có thể, như tận dụng nước giặt đồ để cọ rửa nhà tắm, hay dùng nước rửa rau để tưới cây.


Ngoài ra, việc thiếu kiểm tra chi phí di động cũng dẫn đến việc sử dụng cạn kiệt ngân sách, hãy kiểm tra cước phí hàng tháng của nhà mạng mà bạn đang dùng, đặt giới hạn sử dụng hàng tháng, hoặc có thể sử dụng các ứng dụng kết nối tương tự như nhà mạng để thay thế.


Tất nhiên, có rất nhiều mẹo và cách học cách tiết kiệm tiền mà không bị thiếu tiền triền miên. Bằng cách hiểu và tuân thủ chúng, bạn sẽ tự cứu mình và gia đình khỏi sự khó chịu này.