TRONG BUỔI LỄ KỶ NIỆM 70 NĂM THÀNH LẬP NHNN VIỆT NAM, PHÓ THỐNG ĐỐC THƯỜNG TRỰC NHNN ĐÀO MINH TÚ KHẲNG ĐỊNH: “TRONG HÀNH TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA MÌNH, NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM LUÔN ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP… VÀ PHÓ THỐNG ĐỐC CŨNG ĐÃ CHO BIẾT NHỮNG HOẠCH ĐỊNH TƯƠNG LAI CỦA NGÀNH TRONG GIAI ĐOẠN (2021-2030) VÀ GIAI ĐOẠN (2021-2025)
Đầu tháng 5/2021, chúng ta đón mừng kỷ niệm 70 năm thành lập NHNN Việt Nam, đặc biệt giai đoạn trong 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 khi tất cả những nỗ lực trong 10 năm không ngừng phát triển, chúng ta đã có thể nhìn thấy những thành công rực rỡ từ công sức, trí tuệ của Chính phủ, NHNN và các cá nhân. Đặc biệt, từ đầu năm 2020 cả thế giới đang lâm vào đại dịch Covid, thì NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ rất linh hoạt để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Trong năm qua, Ngân hàng đã 3 lần điều chỉnh giảm đồng bộ các mức lãi suất điều hành với tổng mức giảm tới 1,5 - 2,0%/năm, được xem là có mức cắt giảm lãi suất điều hành lớn nhất trong khu vực. Trong đại dịch Covid, không chỉ đồng hành cùng xã hội, mà NHNN đã chỉ đạo các hệ thống Tài chính tiêu dùng (TCTD) tiết kiệm chi phí, giảm mạnh lãi suất cho vay, nhất là các lĩnh vực ưu tiên. Đặc biệt, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, ngành ngân hàng đã vào cuộc rất sớm và ban hành thông tư 01/2020 / TT-NHNN và Chỉ thị 02/ CT-NHNN chỉ đạo các TCTD đơn vị Cơ cấu lại thời hạn trả nợ; miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid. Đồng thời, năm 2020 cũng là lần thứ 5 liên tiếp NHNN đứng đầu về chỉ số cải cách hành chính (Par-Index) trong các Bộ, Cơ quan ngang Bộ. Chỉ số tiếp cận tín dụng của Việt Nam ở vị trí 25/190 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 7 bậc so với Doing Business 2019, đứng thứ 2 ASEAN, thứ 2 khu vực Châu A (sau Brunei). Về chính sách tiền tệ, NHNN xây dựng chỉ tiêu định hướng tang trưởng tín dụng toàn ngành khoảng 12%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế... Có thể khẳng định, chính những kết quả này đã giúp nâng mức triển vọng xếp hạng Ngân hàng Việt Nam trong các năm gần đây. Năm 2020, có 14 NHTM của Việt Nam nằm trong danh sách top 500 ngân hàng lớn và mạnh nhất Châu Á – Thái Bình Dương… Về định hướng phát triển lâu dài, Phó Thống Đốc cũng đã khẳng định: Thứ nhất, cần xây dựng chiến lược phát triển phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển của đất nước đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng thiết lập, trong đó cần xác định rõ mục tiêu có thể đến năm 2030 và 2045 cho cả NHNN và các tổ chức tín dụng (TCTD). Thứ hai, hoàn thiện thể chế và tổ chức, máy phù hợp xu hướng phát triển mới của thế giới và điều kiện Việt Nam để bảo đảm có lang pháp lý đồng bộ giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành chính tiền tệ của NHNN và nâng cao hiệu quả, bảo đảm an toàn hoạt động cho TCTD. Thứ ba, chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bảo đảm cán bộ ngân hàng có đủ bản lĩnh, trí tuệ, tâm huyết đáp ứng yêu cầu phát triển mới của Ngành, của nước, đặc biệt là ứng dụng nhân lực công nghệ ngân hàng hiện đại. Thứ tư, đặc biệt quan tâm đến công tác tái cấu trúc hệ thống TCTD, phát triển ngân hàng số và thúc đẩy mới, sáng tạo trong hoạt động ngân hàng, phấn đấu ngày càng có nhiều TCTD có quy mô và hiệu quả hoạt động ngang tầm với khu vực và vươn lên ngang tầm Châu Á ... HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÀI CHÍNH CHO NGƯỜI DÂN Thống kê của NHNN cho thấy Việt Nam có 89 triệu tài khoản thanh toán cá nhân, tương đương gần 70% người trưởng thành có tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, vẫn còn hơn 30% người Việt Nam trưởng thành chưa có tài khoản thanh toán tại ngân hàng, nhiều người sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa,… chưa được tiếp cận những dịch vụ ngân hàng cơ bản. Đây là nhóm khách hàng khó tiếp cận nhất với ngân hàng và tổ chức tài chính bởi hai lý do: một là họ không có lịch sử tín dụng hoặc không đáp ứng được các yêu cầu của dịch vụ ngân hàng; hai là chi ngân hàng chưa có mặt tại nơi họ sinh sống. Việc giúp nhóm đối tượng này có khả năng tiếp cận tài chính là một trong những điểm rất quan trọng để NHNN thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia.
Theo chia sẻ của bà Natalia Kovalenko - Giám đốc Điều hành Công ty TNHH MTV Lendtop - đơn vị phát triển nền tảng MoneyCat - một nền tảng dịch vụ P2P: “Theo tôi cả hai lý do đều có thể giải quyết thông qua ứng dụng công nghệ và các mô hình kinh doanh mới trên nền tảng ứng dụng công nghệ số. Chẳng hạn, trên nền tảng vay ngang hàng chúng tôi đang hoạt động, chúng tôi giúp tạo nên một thế hệ người vay mới thông qua việc sử dụng các khoản vay P2P; Giúp khách hàng xây dựng lịch sử dụng tín dụng tốt, chuyển từ trạng thái chưa có lịch sử dụng tín dụng sang trạng thái là nhóm khách hàng thú vị cho các ngân hàng ”. Cụ thể, nếu một người đi vay các khoản vay nhỏ và thanh toán đúng hẹn nhiều lần, bằng học cách kiểm soát chi tiêu và rủi ro thông qua khoản vay nhỏ, chúng tôi có thể giúp xây dựng lịch sử tín dụng tốt cho khách hàng này, giúp khách hàng trở thành một khách hàng vay tiềm năng cho ngân hàng. Điều này rất có ý nghĩa trong việc xây dựng lịch sử tín dụng hiệu của nhóm 30% khách hàng dưới chuẩn cũng như giúp họ đủ tiêu chuẩn tiếp cận các dịch vụ ngân hàng ... bà Natalia Kovalenko nói thêm. Để nâng cao khả năng tiếp cận tài chính toàn dân, NHNN phê duyệt Kế hoạch Chuyển đổi số của Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đồng thời định hướng này có tác động tích cực đến với những doanh nghiệp Fintech, mà một trong số đó là việc NHNN sẽ ban hành Nghị định về xây dựng Cơ chế thử nghiệm kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng (Regularoty Fintech sandbox) trong năm 2021. Đây là điều mà tất cả các công ty Fintech đều mong đợi từ khi ý tưởng này được ra mắt từ năm 2017. Đối với tôi, được là một trong những doanh nghiệp tiên phong hoạt động trong lĩnh vực P2P tại Việt Nam là một niềm hạnh phúc, nhưng tôi sẽ còn hạnh phúc hơn khi mô hình này được chấp nhận và được điều chỉnh bởi NHNN và pháp luật Việt Nam. Ở những nước mà tôi đã từng đến, như Philippines, Singapore hay Ấn Độ, hoạt động P2P tại đây rất phát triển. Từ mô hình thí điểm dưới sự giám sát của NHNN, sau thời gian thử nghiệm, các chính sách được đánh giá, rút kinh nghiệm và ban hành dần dần thành luật điều chỉnh. Khi có sandbox quy định cách thức hoạt động, lãi, phí, hình thức thanh toán, ... cho hoạt động P2P sẽ giúp ngăn chặn và loại bỏ các hình thức tín dụng phi pháp. Đồng thời, việc áp dụng khung pháp lý thử nghiệm cho Fintech giúp thị trường tài chính Việt Nam trở nên năng động, cởi mở, sáng tạo hơn, bà Natalia Kovalenko cho biết.