menu

NHỮNG THÓI QUEN TÀI CHÍNH NÀY CHẮC CHẮN SẼ GIÚP BẠN MAU GIÀU

 

Quản lý tài chính cá nhân là điều quan trọng góp phần quyết định xem bạn có thể trở nên giàu có hay không. Việc chi tiêu hợp lý, tiết kiệm và đầu tư sớm cũng như tận dụng các kênh đòn bẩy tài chính như thẻ tín dụng, vay vốn online… là những cách nên dùng để đảm bảo sức khỏe tài chính. Cùng tìm hiểu chi tiết cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả qua bài viết sau.

 

1. Có kế hoạch chi tiêu hợp lý 


Bạn có thể kiếm được hàng trăm triệu mỗi tháng cũng không có ý nghĩa gì nếu luôn tiêu hết sạch tiền vào cuối tháng. Trái lại, dù mức lương thấp nhưng biết cách phân bổ chi tiêu hợp lý, bạn hoàn toàn có thể tiết kiệm được tiền. Do đó, chi tiêu có kế hoạch là rất quan trọng đối với mọi người. Sau đây là một số gợi ý về quy tắc quản lý tài chính cá nhân khoa học:

 

1.1 Quy tắc sáu chiếc lọ

 

Một trong những quy tắc quản lý tài chính cá nhân phổ biến là “quy tắc sáu chiếc lọ”, đó là:

Quy tắc 6 chiếc lọ rất phổ biến và được nhiều người sử dụng theo nhiều cách phân bổ khác nhau

Sẽ có một vài biến thể của quy tắc này cho phù hợp với cuộc sống và thói quen chi tiêu của từng người. Đây cũng là một trong những phương pháp quản lý chi tiêu thông minh được rất nhiều người sử dụng. Bạn có thể dùng một chiếc ví có nhiều ngăn, dùng ứng dụng quản lý chi tiêu hoặc dùng luôn 6 chiếc lọ đựng tiền. Điều quan trọng nhất cần lưu ý là tính kỷ luật, đó chính là cốt lõi của mọi phương pháp quản lý chi tiêu.

 

1.2 Phương pháp tài chính 50 - 30 - 20


Phương pháp này cho rằng nên phân bổ nguồn thu nhập trong tháng thành 3 khoản chi tiêu như sau:


Trên thực tế, phương pháp này khá đơn giản, dễ nhớ. Tuy nhiên, để thực hiện đúng theo quy tắc thì cần phải nắm được thu nhập của bản thân và có sự kỷ luật trong cuộc sống. Một số lời khuyên để áp dụng phương pháp 50 - 30 - 20 một cách hiệu quả:
 


Phương pháp này tuy rất hiệu quả nhưng vẫn còn đôi chút hạn chế. Đối với những người có thu nhập thấp, lương chỉ đủ cho những nhu cầu tối thiểu thì không thể sử dụng phương pháp này.

 

1.3 Phương pháp kakeibo của người Nhật


Đây là phương pháp do một nữ nhà báo người Nhật sáng tạo ra, đã trở thành thói quen chi tiêu của phụ nữ Nhật. Phương pháp này sử dụng một cuốn sổ, ghi lại chi tiêu hằng ngày, các khoản thu chi và kế hoạch chi tiêu. Giờ đây đã có những cuốn sổ tay có tên là sổ kakeibo, phục vụ cho việc ghi chép thuận lợi hơn. Hiện nay, tuy sử dụng các app và file excel trong quản lý chi tiêu đã rất thuận tiện. Nhưng rất nhiều người vẫn thích sử dụng sổ giấy và phương pháp kakeibo. Dù thuận tiện hay không thì điều quan trọng vẫn là sự phù hợp và hiệu quả trong cuộc sống.

 

2. Đầu tư từ sớm


Bạn sẽ rất khó tạo nên sự đột phá trong thu nhập chỉ nhờ tiết kiệm, bởi vì lạm phát có thể bào mòn số tiền mà bạn cất trữ. Do đó, đầu tư đúng đắn, hợp lý có thể giúp bạn bảo toàn vốn cũng như thu được lợi nhuận. Một số nguyên tắc nên nhớ trong đầu tư để bảo vệ tài sản của mình:
 


Không thể phủ nhận lợi ích của việc đầu tư nhưng cũng nên cẩn trọng trong lựa chọn kênh đầu tư phù hợp. Đầu tư từ sớm, với số tiền nhỏ giúp chúng ta làm quen, học hỏi và rút kinh nghiệm. Từ đó, lâu dần có thể phân bổ vốn và lựa chọn kênh đầu tư khôn ngoan hơn.

Đầu tư sớm sẽ giúp chúng ta tận dụng được lãi kép, do thời gian càng lâu thì lợi nhuận thu được càng cao. Ví dụ: Mỗi tháng bạn bỏ ra 1 triệu đồng tức là 12 triệu đồng/năm để đầu tư với lãi suất 10%/ năm. Sau 20 năm số tiền sẽ là 2,1 tỷ đồng, sau 50 năm là hơn 15 tỷ. Trong khi tiền vốn bỏ ra chỉ là 240 triệu đồng cho 20 năm và 600 triệu đồng cho 50 năm.

Các kênh đầu tư phổ biến tại Việt Nam có thể kể tới là: vàng, chứng khoán, bất động sản, đầu tư kinh doanh… mỗi loại hình sẽ có những đặc điểm riêng. 

 

3. Luôn có kế hoạch cho các trường hợp khẩn cấp


Trong cuộc sống, sẽ luôn có những trường hợp khẩn cấp có thể xảy ra. Bản thân có kế hoạch để xử lý sẽ giúp mọi vấn đề dễ dàng hơn rất nhiều. Đa số các trường hợp khẩn cấp sẽ cần tiền để xoay sở, sau đây là một số cách để bản thân luôn yên tâm khi có tình huống xấu xảy ra: