Nợ xấu có lẽ là khái niệm không còn xa lạ với nhiều người khi đi vay tiền và là nỗi ám ảnh của cả bên vay và bên cho vay. Nợ xấu khiến người vay bị ảnh hưởng điểm xếp hạng tín dụng cá nhân hoặc không nằm trong tiêu chí cho vay của các ngân hàng, tổ chức tài chính. Vậy cụ thể nợ xấu là gì? Và làm thế nào để không bị nợ xấu khi vay online? Cùng MoneyCat tìm hiểu chi tiết thông qua nội dung bài viết sau.
Nợ xấu là các khoản nợ bị quá hạn của khách hàng khi vay tiền tại ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính. Nợ xấu thường được xác định khi các khoản vay quá hạn thanh toán trên 3 tháng và bị đánh giá là khó đòi hoặc không có khả năng thu hồi do khách hàng không có đủ năng lực trả nợ.
Nợ xấu là các khoản vay quá hạn và bị đánh giá là khó đòi hoặc không có khả năng thu hồi
Các tổ chức tín dụng, ngân hàng thực hiện phân loại nợ theo 5 nhóm:
Nhóm 1: Nợ tiêu chuẩn.
Nhóm 2: Nợ cần chú ý.
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn.
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ.
Nhóm 5: Nợ có nguy cơ khả năng mất vốn.
Nợ xấu thuộc các nhóm 3,4,5 và có số ngày quá hạn trả nợ từ 90 ngày trở lên. Những khách hàng nằm trong nhóm này sẽ rất khó để tiếp tục vay tiền tại các ngân hàng hay một công ty tín dụng nào khác.
Nợ xấu là một hành vi tài chính tiêu cực và làm ảnh hưởng, tác động xấu cho cả người vay và người cho vay.
Các khoản nợ xấu hiện hành hoặc các khoản đã phát sinh trong quá khứ, dù đã tất toán thì vẫn hiện hữu trong lịch sử tín dụng của người vay. Và làm ảnh hưởng trực tiếp đến điểm tín dụng cá nhân hoặc không nằm trong tiêu chí cho vay của ngân hàng, tổ chức tài chính.
Chính vì vậy, khách hàng khi vay vốn cần lưu ý những thông tin về thanh toán đúng hạn để tránh rơi vào tình trạng nợ xấu và đánh giá tín dụng không tốt, sẽ ảnh hưởng đến quá trình sử dụng đòn bẩy tài chính sau này.
Nợ xấu được truy xuất trên hai trung tâm tín dụng là:
CIC: Là Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam được điều hành, quản lý bởi Ngân hàng Nhà nước.
PCB: Là Công ty Cổ phần Thông tin tín dụng Việt Nam, được điều hành bởi công ty tư nhân.
Trước đây, ngân hàng và các công ty tài chính thường sử dụng CIC để tra cứu các thông tin nợ xấu từ khách hàng. Hiện nay, họ thường sử dụng song song cả PCB và CIC để tra cứu thông tin tín dụng của khách hàng trước khi cho vay vốn.
Để kiểm tra lịch sử tín dụng, bạn có thể tra cứu qua CIC bằng CMND/CCCD
Để kiểm tra nợ xấu, người vay có thể tra cứu qua trung tâm tín dụng CIC bằng chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của mình. Các bước kiểm tra nợ xấu trên website CIC cụ thể như sau:
Bước 1: Truy cập website CIC tại đây và chọn mục Đăng ký.
Bước 2: Đăng ký tài khoản theo biểu mẫu có sẵn và điền các thông tin: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, email, số điện thoại, CMND/CCCD, ngày cấp và nơi cấp CMND/CCCD, địa chỉ và cập nhật ảnh chụp ảnh mặt trước, mặt sau CMND/CCCD.
Bước 3: Xác nhận lại mật khẩu tài khoản.
Bước 4: Nhận và nhập mã OTP được gửi về số điện thoại mà bạn đã đăng ký.
Bước 5: Sau khi hoàn thành các bước trên, nhân viên CIC sẽ liên hệ để xác nhận lại các thông tin mà bạn đã cung cấp.
Bước 6: Đăng nhập tài khoản CIC sau khi tài khoản đăng ký được xét duyệt. Tên đăng nhập và mật khẩu của bạn sẽ được gửi qua tin nhắn hoặc email cá nhân.
Bước 7: Sau khi đăng nhập thành công, bạn có thể vào mục thông tin cá nhân để tiến hành kiểm tra lịch sử tín dụng của mình.
Vay online là một trong những hình thức cho vay nhanh, đơn giản, dễ dàng được rất nhiều người ưa chuộng hiện nay. Vì vậy nếu bạn đã và đang có ý định vay online thì đừng bỏ qua một số mẹo dưới đây để tránh rơi vào nợ xấu và làm ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng hay phải chịu thêm một khoản phí phạt do trả chậm.
Sử dụng khoản vay online hợp lý: Khi nhận được giải ngân từ khoản vay online, bạn cần lập kế hoạch sử dụng sao cho hợp lý. Đồng thời, đảm bảo sử dụng đúng mục đích vay, tránh tình trạng tiêu xài lãng phí cho các mục đích tiêu dùng không cần thiết.
Thanh toán đầy đủ và đúng hạn: Đây là biện pháp hiệu quả nhất mà bạn có thể áp dụng để tránh rơi vào nợ xấu. Nếu bạn có nhiều khoản vay cùng lúc hãy tập hợp chúng lại và lập kế hoạch để thanh toán. Bạn có thể tập trung các khoản nợ có lãi suất cao khác hoặc các khoản nợ có số dư từ thấp đến cao.
Không phát sinh thêm nợ mới trước khi tất toán nợ cũ: Nợ cũ, nợ mới dồn dập có thể khiến việc trả nợ khoản vay online của bạn khó khăn hơn. Hơn nữa, trễ hạn thanh toán là nguyên nhân hàng đầu khiến người vay rơi vào nợ xấu và giảm điểm tín dụng nhanh chóng.
Vay online an toàn cùng MoneyCat
Trên đây là những giải đáp về nợ xấu là gì và làm thế nào để không bị nợ xấu khi vay online. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc vay online quả và xây dựng một lịch sử tín dụng tốt.