menu

TÁC ĐỘNG CỦA COVID LÊN THỊ TRƯỜNG FINTECH


Sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 đã gây ra những tác động tiêu cực cho nền kinh tế và cuộc sống của nhiều người trên thế giới. Trong đó, không thể không kể đến những thách thức mà thị trường tài chính gặp phải. Lệnh phong tỏa và giãn cách xã hội được ban hành đã dẫn tới sự đóng cửa và ngưng hoạt động của một loạt các ngân hàng và tổ chức tài chính. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, Covid cũng đẩy nhanh sự thâm nhập của công nghệ tài chính, kỹ thuật số. Chính phủ khuyến khích sử dụng các biện pháp thanh toán online và không tiếp xúc để giảm thiểu nguy cơ lây lan của đại dịch, đã tạo bước đệm và mở ra cơ hội cho các dịch vụ tài chính số cũng như thị trường Fintech. Vậy covid đã tác lên Fintech và vay online như thế nào?
 

Tác động của đại dịch Covid-19 đến thị trường Fintech và vay online

 

Đại dịch Covid đã khuếch đại những lợi ích mà tài chính kỹ thuật số mang lại

 

Fintech đã làm thay đổi cách tiếp cận các dịch vụ tài chính hiện có. Thông thường, các dịch vụ tài chính thường được cung cấp bởi các ngân hàng, tổ chức tài chính... và dựa trên các giao dịch bằng tiền mặt và hình thức trao đổi trực tiếp mặt đối mặt giữa đơn vị cung cấp dịch vụ và khách hàng. Sự xuất hiện của Fintech cùng với sự phát triển của internet và điện thoại thông minh đã khiến cho các cuộc giao dịch mặt đối mặt trở nên không cần thiết.

 

Trong khi đó, đại dịch Covid đã khuếch đại những lợi ích mà tài chính kỹ thuật số mang lại. Điều này đã được thể hiện qua việc sự phát triển của các nền tảng số đã cho phép các tổ chức đưa ra rất nhiều sản phẩm tài chính và tối đa hoá giá trị đem đến cho khách hàng. Fintech có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi hoạt động tài chính của người dân như: thanh toán, chuyển tiền, tín dụng, tiết kiệm, quản lý đầu tư, bảo hiểm... Tuy nhiên, tại hầu hết các quốc gia, Fintech thường bắt đầu với các giao dịch thanh toán và đẩy mạnh phát triển các hoạt động cho vay sau đó. Cụ thể:
 

Thanh toán online

 

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid, nhiều người chuyển từ mua sắm trực tiếp sang trực tuyến, nhờ đó các cổng thanh toán online và ví điện tử được thúc đẩy phát triển nhanh chóng. Có thể kể đến một số đơn vị quen thuộc như MoMo, Moca, ZaloPay, ViettelPay… Đi kèm với đó là các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, thu hút lượng lớn người dùng.
 

Một trong những bước tiến đáng chú ý nhất của thế giới những năm gần đây đó là sự xuất hiện của Mobile money hay còn gọi là tiền di động. Đây là một dạng đơn giản của thanh toán online, bằng cách sử dụng điện thoại di động để tiến hành giao dịch mà không cần tiền mặt. Sự ra đời của tiền di động đã mang đến nhiều lợi ích như chi phí đầu tư thấp, dễ dàng sử dụng…

 

Cho vay online


Với sự phát triển của các hoạt động thanh toán online nói trên kết hợp cùng với việc mở rộng cơ sở dữ liệu người dùng liên quan đến quan đến hoạt động thanh toán đã tạo điều kiện cho sự phát triển của hoạt động cho vay online. Bên cho vay online sẽ sử dụng dữ liệu thay thế từ các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán và một “thuật toán cho vay” để xác định khả năng trả nợ. Sau đó cung cấp các khoản vay cho khách hàng, thường là các khoản vay không bảo đảm.


Những ưu thế của vay online càng được thể hiện rõ ràng so với cho vay truyền thống trong bối cảnh đại dịch Covid. Với nền tảng trực tuyến và dữ liệu thời gian thực, một số tổ chức tài chính cho vay online đã phản ứng nhanh chóng với nhu cầu thanh toán của các cá nhân, doanh nghiệp chịu tác động mạnh từ dịch Covid. Công nghệ và mô hình kinh doanh tập trung vào các giao dịch trực tuyến đã tạo ra lợi thế cạnh tranh trước các tổ chức tài chính truyền thống, đặc biệt trong việc giữ chân khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới.
 

Nền tảng cho vay MoneyCat

 

Chính sách của Việt Nam trong việc thúc đẩy tài chính kỹ thuật số trong bối cảnh đại dịch Covid

 

Ngày 22/01/2020, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ban hành Quyết định số 149/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, đặt nhiều kỳ vọng trong việc phát triển tài chính số tại Việt Nam.
 

Mục tiêu chính được đề ra đó là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số cũng như tăng cường đổi mới sáng tạo trong việc thiết kế, phân phối các sản phẩm, dịch vụ tài chính theo hướng tiện lợi, đơn giản, dễ sử dụng, giảm chi phí và phù hợp với nhu cầu, khả năng chi trả của người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ và dân cư có thu nhập thấp.
 

Một số giải pháp phát triển tài chính kỹ thuật số và vay online trong giai đoạn hậu Covid được đặt ra như:


Fintech đã và đang có những tác động mạnh mẽ đến thị trường tài chính thông qua thay đổi cách thức cung cấp các dịch vụ tài chính. Đặc biệt, quá trình này càng được thúc đẩy mạnh mẽ với sự phát triển của các dịch vụ thanh toán online và cho vay online trong bối cảnh đại dịch Covid.