Có mặt tại Việt Nam từ năm 2018 nhưng nhìn chung ít ai biết rằng nền tảng fintech MoneyCat là một phần của cấu trúc tài chính lớn toàn cầu tại Nga có tên là Finbridge.
Finbridge là một trong những tổ chức fintech hàng đầu tại Nga cung cấp nhiều sản phẩm tài chính đa dạng cho 2 nhóm đối tượng: khách hàng cá nhân (P2P- peer to peer) và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) (P2B – peer to business).
Năm 2018, Việt Nam là một thị trường thú vị với môi trường kinh doanh phát triển và những cá nhân lao động rất năng động và cầu tiến, Finbridge đã quyết định thành lập nền tảng MoneyCat tại nơi đây. Chính phủ Việt Nam có chính sách điều tiết phát triển nền kinh tế số rất cân bằng và cởi mở trong việc tiếp nhận những loại hình dịch vụ mới, đây chính là một trong những lý do Finbridge không chỉ đến kinh doanh tại đây mà còn tích cực tiếp xúc với báo chí và chính quyền sở tại để tìm hiểu thêm về các chính sách, quyết định mới của Nhà nước Việt Nam cho các dịch vụ, sản phẩm tài chính mới như fintech trên thị trường.
Hiện nay, lĩnh vực tín dụng vi mô ở Việt Nam đang ở giai đoạn sơ khai và đang chờ đợi các quy định mới từ Nhà nước, đặc biệt là Cơ chế quản lý thử nghiệm dịch vụ tài chính (sandbox) dự kiến ra mắt vào cuối năm 2021.
Và một khi sandbox được hình thành và các luật lệ trên thị trường P2P được điều chỉnh bởi sandbox, thì thị trường này sẽ bắt đầu có thể cung cấp cho người dùng các sản phẩm và dịch vụ mới. Và trong tương lai, đó không chỉ là lãi suất cho vay vi mô sẽ thấp hơn mà về cơ bản đó còn có thể là những sản phẩm dịch vụ mới mà không ai trong chúng ta hiện đang biết đến. Và thật tuyệt vời khi chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên công nghệ số mà các sản phẩm mới không chỉ được xuất hiện để đáp ứng nhu cầu mà còn xuất hiện khi chúng ta không dự đoán hết được.
Finbridge ban đầu là một trong những công ty đầu tiên ở Nga tham gia vào thị trường tín dụng vi mô dành cho cá nhân. Sau đó, công ty nhận ra nhu cầu về tín dụng từ các DNVVN. Đây là những nhu cầu mà các ngân hàng chưa thể đáp ứng được, tương tự như vấn đề gặp phải ở tín dụng vi mô cho các cá nhân. Lý do là vì bởi một số DNVVN muốn vay tiền nhưng không có lịch sử tín dụng, và đối với các DN này, thời gian nộp hồ sơ vay vốn và giải ngân tiền là rất quan trọng. Vì vậy, Finbridge đã ra mắt nền tảng Lemon.online, nơi kết nối các nhà đầu tư và DN đi vay. Finbridge đã lấy kinh nghiệm từ mô hình P2P sang P2B và tạo ra một sản phẩm rất phổ biến và thú vị tại Nga cho đến hiện nay. Đó là cách một tổ chức tín dụng vi mô hoạt động một cách có trách nghiệm với người dùng của mình.
Về Lemon.online, đây là nền tảng P2B giúp các DNVVN tại Nga phát triển, là nơi kết nối giữa nhà đầu tư và DN đi vay. Các DNVVN sẽ nhận được tiền để phát triển kinh doanh, và các nhà đầu tư sẽ thu được lợi nhuận cao từ các khoản đầu tư của họ.
Lemon.online được đưa vào vận hành thành công tại Nga từ năm 2018, trong suốt thời gian này, Finbridge đã phân tích hơn 21,000 DN tư nhân từ tất cả các lĩnh vực với vốn điều lệ trên 1 tỷ rúp (khoảng trên 300 tỷ VNĐ). Năm 2020, khách hàng DN của Lemon.online đã cho thấy mức tăng trưởng trên 40% hoạt động kinh doanh.
Lợi ích của nền tảng này là giúp các công ty đang phát triển thu gọn báo cáo tài chính và tối ưu hóa chu kỳ tài chính của mình, nhanh chóng có được các khoản tài chính trả trước phù hợp với giai đoạn phát triển của công ty.
Lemon.online hoạt động dưới hình thức “bao thanh toán” (factoring) cho các DN đi vay. Bao thanh toán tức là hình thức giúp các DNVVN tăng doanh thu kinh doanh và tránh thiếu hụt tiền mặt khi khách hàng của họ chưa sẵn sàng làm việc theo phương thức trả trước và muốn trả chậm.
Các DNVVN giao hàng hóa/ dịch vụ cho bên mua với hình thức thanh toán trả chậm, ngay sau khi giao hàng, Lemon.online sẽ chuyển ngay số tiền giao hàng vào tài khoản của DN. Sau khi kết thúc thời gian gia hạn trả chậm, bên mua của DN này sẽ thanh toán cho việc giao hàng vào tài khoản của Lemon.online.
Cụ thể được thể hiện qua ví dụ sau:
Bước 1: Một Công ty (hay Nhà cung cấp) gửi một lô hàng (hoặc cung cấp dịch vụ) trị giá 100 triệu đồng cho người mua (Bên ghi nợ). Bên ghi nợ đã ký một giấy chứng nhận chấp nhận (hoặc giấy chứng minh công việc đã được thực hiện), theo đó ghi rằng Bên ghi nợ phải trả 100 triệu đồng cho Nhà cung cấp, nhưng hợp đồng giữa họ quy định việc hoãn thanh toán trong 90 ngày.
Bước 2: Đối với Nhà cung cấp, việc trả chậm này cho phép tăng doanh số bán hàng, nhưng đồng thời “đóng băng” vốn lưu động trong 90 ngày, vốn cần thiết cho sự phát triển của doanh nghiệp. Do đó, Nhà cung cấp sử dụng dịch vụ Factoring trên Lemon.online để tài trợ cho giao dịch này. Bằng cách cung cấp thông tin về doanh nghiệp của mình; thỏa thuận cung cấp hàng hóa/ dịch vụ với Bên ghi nợ; và các hành vi được ký kết thông qua quy trình chứng từ điện tử với chữ ký đủ điều kiện.
Lemon.online đánh giá Nhà cung cấp và các Bên ghi nợ của họ và phê duyệt giới hạn tài trợ. Nhà cung cấp thông báo cho Bên ghi nợ rằng từ giờ Bên ghi nợ không phải trực tiếp thanh toán tất cả các lần giao hàng trong tương lai cho cho Nhà cung cấp nữa, mà sẽ thanh toán vào tài khoản của Lemon.online.
Bước 3: Sau khi kiểm tra hồ sơ để giao hàng cụ thể, Lemon.online tài trợ 90% số tiền giao hàng (nền tảng thường không tài trợ 100%). Tức là, Lemon.online chuyển 90 triệu đồng cho Nhà cung cấp. Kể từ thời điểm đó, Bên ghi nợ sẽ phải trả 100 triệu đồng này trong 90 ngày không phải cho Nhà cung cấp mà cho nền tảng Lemon.online.
Bước 4: Sau 90 ngày, Bên ghi nợ trả 100 triệu đồng vào tài khoản của Lemon.online. Sau khi trừ hoa hồng cho việc sử dụng dịch vụ bao thanh toán, Lemon.online sẽ chuyển trả số tiền còn lại vào tài khoản Nhà cung cấp.
Nhà đầu tư có thể chọn 2 hình thức đầu tư: Đầu tư thận trọng và đầu tư mạo hiểm
Văn hóa kinh doanh tại Việt Nam mang bản chất tư nhân rất nhiều. Ở đất nước này, rất nhiều người tự lập nên các doanh nghiệp gia đình rất nhỏ, do đó họ có nhu cầu rất lớn về vốn lưu động để phát triển và mở rộng quy mô. Chính vì thế, MoneyCat đang tận dụng kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn của Tập đoàn mẹ Finbridge, với hy vọng có thể cung cấp các giải pháp, dịch vụ fintech và sản phẩm P2B cho thị trường Việt Nam. Và về lâu dài, MoneyCat muốn đưa ra thị trường những sản phẩm, dịch vụ đáng kinh ngạc, có lợi hơn cho những doanh nghiệp gia đình quy mô nhỏ này, và bài toán về bao thanh toán chính là giải pháp.
Bà Natalia Kovalenko, CEO vận hành nền tảng MoneyCat chia sẻ: “Một công ty tài chính có trách nghiệm sẽ đóng góp vào việc chuyển đổi thị trường và tạo ra các sản phẩm tài chính mới, đáp ứng nhu cầu thay đổi của người dân và doanh nghiệp. Và dịch vụ bao thanh toán của Lemon.online chính là một ví dụ về một sản phẩm được phát triển để đáp ứng nhu cầu cho các DNVVN và thậm chí những DN gia đình rất nhỏ. Nếu một công ty tham gia thị trường lâu dài và nghiêm túc, thì công ty đó không chỉ thu lợi nhuận trên thị trường này, mà còn biến đổi nó và tạo ra các sản phẩm, dịch vụ giúp cho cuộc sống của mọi người dễ dàng hơn.”