menu

THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM
HƯỚNG ĐẾN LĨNH VỰC FINTECH LÀ XU THẾ TẤT YẾU

GS.TS TRẦN NGỌC THƠ, ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM, THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG TƯ VẤN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH TIỀN TỆ QUỐC GIA ĐÃ CHO BIẾT: “VIỆC THÔNG QUA CƠ CHẾ THỬ NGHIỆM DÀNH CHO TIỀN DI ĐỘNG (MOBILE MONEY) ĐÃ TẠO NÊN BƯỚC TIẾN MỚI TRONG HÀNH TRÌNH SỐ HÓA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM. DIỆN MẠO TRUNG TÂM TÀI CHÍNH QUỐC TẾ TRONG TƯƠNG LAI CỦA TP.HCM VÀ CỦA VIỆT NAM KHÔNG THỂ NÀO KHÁC NGOÀI VIỆC HƯỚNG ĐẾN LĨNH VỰC FINTECH,…


Để hiểu sâu hơn về nội dung này, Thế Giới Nữ Doanh Nhân đã có cuộc trao đổi với bà Natalia Kovalenko – Giám đốc điều hành Công ty TNHH MTV Lendtop (Liên Bang Nga) đơn vị phát triển nền tảng Moneycat – một nền tảng dịch vụ P2P hoạt động tại Việt Nam từ 2018
Theo bà, tội phạm làm giả CMND/CCCD có thể dễ dàng bị phát hiện bởi hệ thống đánh giá kiểm tra (như AI) của các doanh nghiệp (Dn) Fintech hay không?
Vay online chủ yếu dựa vào thông tin nhân thân của người vay như CMND/CCCD đã khiến hình thức này trở thành đích ngắm cho nhiều đối tượng gian lận với cách làm giả CMND/CCCD  một cách tinh vi. Tuy nhiên ở góc độ là DN hoạt động nền tảng kết nối cho vay, tôi cho rằng hệ thống đánh giá của các đơn vị cho vay hiện nay được cải tiến rất linh hoạt. AI thực hiện nhận dạng, đánh giá rủi ro khách hàng. Hệ thống này cũng thường xuyên được cập nhật và “học” mới mỗi ngày. Hơn nữa, sau khi được lọc bằng công nghệ, con người sẽ là bước cuối cùng thẩm định theo quy trình nội bộ. Đó là lý do tỷ lệ gian lận tại MoneyCat trong 6 tháng đầu năm có thời điểm gần bằng 0.
Quan điểm của bà về việc tiền di động được cấp phép thí điểm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ vừa qua?
Hiện nay tại Việt Nam có khoảng 70% dân số có tài khoản ngân hàng, trong khi gần như có 100% người dân có điện thoại di động. Tiền di động có thể được xem là một bước tiến lớn, phổ cập thói quen không sử dụng tiền mặt cho người dùng bằng cách sử dụng tiền trên thiết bị điện thoại, bổ sung thêm một phương thức thanh toán, và đặc biệt là tiếp cận đến đối tượng người dùng ở cùng sâu vùng xa – mà tôi cho rằng còn rất nhiều tiềm năng phát triển.
Đồng quan điểm với các chuyên gia tài chính Việt nam, trong 2 năm thử nghiệm Tiền di động này, tôi cho rằng mọi lợi nhuận không phải là điều quan trọng đối với các DN được cấp phép thử nghiệm, mà họ sẽ nỗ lực để hoàn thiện hệ thống tài chính, mở rộng chiếm lĩnh thị trường trước, sau đó mới tới lợi nhuận
Có hai khái niệm về Tiền kỷ thuật số và Tiền di động bà có thể cho biết rõ hơn sự khác biệt? 
Tiền kỹ thuật số: Được tạo ra bởi mã hóa phức tạp, được giao dịch, trao đổi trên Internet và chưa chịu sự quản lý của cá nhân hoặc tổ chức nào, trừ khi được NHTW phát hành.  Ví dụ điển hình của tiền kỹ thuật số là bitcoin, ethereum… Theo Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) công bố, 86% trong 65 NHTW được khảo sát đang có một số hoạt động về tiền kỹ thuật số của NHTW (CBDC).  Các hoạt động này có thể là nghiên cứu, chứng minh tính khả thi hoặc phát triển thí điểm.
Tiền di động: Theo định nghĩa của GSMA là việc tiếp cận dịch vụ tài chính qua điện thoại di động, là một định dạng thức tiền điện tử do tổ chức (nhà mạng) cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phát hành và định danh  khách hàng thông qua dữ liệu thuê bao di động.  Hiện nay, hạn mức giao dịch Tiền di động tại Việt Nam là 10 triệu đồng tháng, một số nhà mạng đã được cấp phép thử nghiệm như Viettel, Mobifone.
 Nói về mô hình P2P, theo bà, cơ hội phát triển lĩnh vực này trong tương lai thế nào? 
Vay ngang hàng mặc dù đã xuất hiện từ cách đây 2-3 năm tại Việt Nam nhưng vẫn còn khá mới.  Tuy nhiên, vài năm trở lại đây các cơ quan quản lý và NHNN luôn theo dõi và cập nhật tình hình về sự phát triển của Fintech trong nước.  Tôi cảm thấy vui mừng vì chính quyền sở tại có cái nhìn rất nhanh nhạy với những lĩnh vực mới, đặc biệt là các chuyên gia kinh tế, tài chính Việt Nam, họ luôn đi đầu trong nghiên cứu và thảo luận về các chủ đề liên quan ...
Theo bà thì sandbox cần có cơ chế kiểm soát chặt vấn đề nào quan trọng nhất phát sinh khi triển khai vay ngang hàng?
 Khi triển khai mô hình vay ngang hàng sẽ có nhiều rủi ro: thứ nhất, liên quan đến hạ tầng kỹ thuật công nghệ chuyển tiền - thanh toán - đánh giá rủi ro tín dụng.  Thứ hai, liên quan đến việc chống rửa tiền, Thứ ba, là vấn đề bảo mật thông tin dữ liệu khách hàng lưu trữ.  Thứ tư, là cơ chế giới hạn phạm vi hoạt động của vay ngang hàng.

MẶC DÙ CHỊU ẢNH HƯỞNG CỦA COVID-19 NHƯNG THỊ TRƯỜNG TCTD VIỆT NAM VẪN HOẠT ĐỘNG ỔN ĐỊNH. CỤ THỂ CHO VAY TIÊU DÙNG ĐẾN CUỐI NĂM 2020 ĐẠT 1,85 TRIỆU TỶ ĐỒNG, TĂNG KHOẢNG 10,15% SO VỚI CUỐI NĂM 2019 VÀ TĂNG HƠN 10 LẦN DỰ NỢ CUỐI NĂM 2010, THEO SỐ LIỆU TỪ NHNN.
Bà có thể đánh giá thị trường Tài chính tiêu dùng (TCTD) Việt Nam trong năm qua, và cơ hội nào khi thị trường TCTD hướng vào lĩnh vực Fintech?
Mặc dù chịu ảnh hưởng của Covid-19 nhưng thị trường TCTD Việt Nam vẫn hoạt động ổn định. Cụ thể cho vay tiêu dùng đến cuối năm 2020 đạt 1,85 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 10,15% so với cuối năm 2019 và tăng hơn 10 lần dự nợ cuối năm 2010, theo số liệu từ NHNN. Bên cạnh đó, Fintech cũng sẽ giúp bổ sung cho các dịch vụ tài chính truyền thống như ngân hàng, tại những nơi mà việc cung cấp các dịch vụ truyền thống chưa hoặc ít hiện diện.
Các dịch vụ của Fintech có thể dễ dàng tiếp cận các đối tượng khách hàng thu nhập thấp, DN nhỏ,.. Đây là cơ hội mới, xu hướng mới giúp thị trường TCTD phát triển.
Được biết, MoneyCat đang chuần bị một số giải pháp tài chính mới cơ bản cho thị trường, bà có thể cho biết thêm về vấn đề này và chia sẻ kết quả hoạt động của MoneyCat trong năm qua thưa bà?
Về các sản phẩm dịch vụ mới, tôi có thể nói rằng chúng tôi hiện đang đàm phán và thiết lập một số giải pháp tài chính thú vị cho khách hàng và chúng tôi sẽ vui mừng thông báo sớm điều này với đối tác, khách hàng và báo chí.
Về kết quả hoạt động năm 2020, chúng tôi đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong đó đã có 109,884 khách hàng được vay với 0% lãi suất và chi phí; 94% khách hàng quay lại sử dụng dịch vụ. Chúng tôi cũng đã cho ra mắt Trung tâm Bảo vệ Người tiêu dùng và xây dựng Tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng. Năm 2020, MoneyCat đã hỗ trợ 1,527 khách hàng trong thời gian dịch bệnh, cùng hơn 550 yêu cầu hỗ trợ về i, các trường hợp khó khăn của khách hàng đã được giải quyết t mỗi tháng.
Xin cám ơn bà!